Hàng ngày, chúng ta uống sữa, ăn sữa chua và làm nhiều món có sữa… Tuy nhiên, có ai biết sữa kỵ gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này. Có lẽ chúng ta sẽ hơi bất ngờ khi biết sữa kỵ với khá nhiều món mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày.
Lưu ý: sữa ở đây là loại sữa bò, sữa Ông thọ hay Ngôi sao phương nam… mà chúng ta hay dùng (không phải các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa mè đen, sữa bắp…).
Sữa kỵ gì?
Sữa kỵ gì: kỵ với nhiều món ăn, thức uống mà chúng ta hay dùng như:
1. Sữa kỵ với đường
Vâng, có lẽ ai cũng sẽ bị sốc khi biết sữa kỵ với đường (không hợp với đường). Thế nhưng, đó là sự thật. Khi cho đường vào sữa, chúng sẽ xảy ra phản ứng ở cấp độ dinh dưỡng, khiến cho giá trị dinh dưỡng của sữa bị giảm xuống. Vì vậy, khi mua sữa thì nên chọn sữa tươi không đường (dù sữa có đường thì dễ uống hơn). Trong kết hợp chế biến thực phẩm, cũng không nên cho quá nhiều đường và sữa cùng lúc vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
2. Sữa kỵ với rau hẹ (lá hẹ)
Trong sữa có nhiều Can xi và đây là dưỡng chất quan trọng đối với răng và xương. Nhiều người uống sữa cũng là để bổ sung Can xi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bổ sung Can xi qua sữa không mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nếu uống sữa rồi ăn rau hẹ thì axit oxalic có nhiều trong lá hẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Can xi của cơ thể. Vì vậy, giá trị dinh dưỡng của sữa lại càng giảm sút hơn.
3. Sữa kỵ sô cô la (chocolate)
Sữa giàu đạm và Can xi còn sô cô la thì cũng như rau hẹ – chứa nhiều axit oxalic. Vì vậy, nếu dùng chung với nhau thì sẽ dễ tạo thành canxi oxalate… Về lâu dần, nó sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như khô tóc, tiêu chảy…
4. Sữa kỵ với nước ép trái cây
Nước ép trái cây đa phần có tính axit còn sữa thì lại chứa nhiều chất đạm. Vì vậy, nếu uống 2 thứ này cùng nhau thì axit trong nước ép trái cây sẽ phản ứng cùng với chất đạm có trong sữa, tạo thành kết tủa, khiến cho cơ thể khó hấp thu dưỡng chất (và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa).
5. Sữa kỵ chuối
Chuối thơm ngon, sữa cũng thơm béo. Tuy nhiên, nếu kết hợp chung thì sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cảm lạnh hoặc sổ mũi… Vì vậy, nếu đã ăn chuối thì hãy đợi ít nhất 30 phút trước khi uống sữa.
6. Sữa kỵ trái cam
Trái cam có chứa axit tartaric, vì vậy, nếu ăn cùng với sữa thì sẽ tạo nên phản ứng giữa axit tartaric và chất đạm (có trong sữa), gây tiêu chảy, nôn mửa hoặc làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa. Vì vậy, nếu đã ăn cam thì đợi 1 tiếng rồi mới uống sữa.
7. Sữa kỵ trà
Đây là một tin buồn cho những cô nàng thích pha trà với sữa để tạo thành món trà sữa tự chế. Thật ra, trà rất giàu chất chống oxy hóa, sữa thì bổ béo. Tuy nhiên, nếu kết hợp hai thức uống này lại thì một số chất trong sữa (như casein, protein) sẽ phản ứng với một số chất trong trà (như catechins, flavonoid) và làm mất tác dụng của trà.
Những người nào không nên uống sữa?
Có 4 trường hợp không nên uống sữa, đó là:
- Trẻ nhỏ bị thiếu máu do thiếu chất sắt.
- Người vừa mới phẫu thuật ruột hoặc bao tử (dạ dày).
- Người bị bệnh viêm loét đại tràng.
- Người đang bị tiêu chảy.
Các trường hợp này, nếu uống sữa thì sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Một số lưu ý khác khi dùng sữa
- Với sữa tươi tiệt trùng thì không nên đun nóng nữa. Bởi vì: sau khi đã được tiệt trùng ở nhiệt độ cao, sữa sẽ không sinh ra vi khuẩn nữa (nếu còn hạn sử dụng). Vì vậy có thể yên tâm dùng và không cần đun nóng. Nếu đun nóng, các thành phần dinh dưỡng còn lại sẽ tiếp tục bị phân hủy và mất đi, sữa sẽ không còn dinh dưỡng. Gợi ý: Với những người không quen uống sữa lạnh thì có thể ngâm bọc sữa hoặc ngâm ly sữa vào thau nước nóng (dưới 100 độ).
- Nếu có thói quen uống sữa thì nên uống trước khi đi ngủ, như thế sẽ giúp chúng ta ngủ ngon hơn.
- Sữa ấm nóng sẽ thơm ngon hơn sữa lạnh vì khi ở trạng thái lạnh, kết cấu của sữa sẽ bị thay đổi và sữa sẽ không còn bị đậm đà, thơm ngon nữa.
- Không nên bảo quản sữa trong ngăn đông đá tủ lạnh vì như thế sẽ khiến sữa bị kết tủa, nổi váng chất béo, kém thơm ngon, có vị lạ hoặc bị giảm giá trị dinh dưỡng…
Sữa hợp với những món ăn nào?
Nếu thích sữa thì có thể kết hợp sữa với các thực phẩm sau:
- Thanh long: Có thể dầm sữa với thanh long và làm sinh tố hoặc làm kem. Món ăn này sẽ làm tăng tác dụng thải độc kim loại nặng (nhờ thanh long có chứa albumin, anthocyanin, chất xơ hòa tan…).
- Dâu tây: Có thể làm sinh tố dâu tây cùng với sữa, như thế, món ăn sẽ thơm béo đậm đà và tốt cho sức khỏe: giúp thanh nhiệt giải độc, thúc đổ mồ hôi, dưỡng tim an thần và nhuận tràng.
- Măng cụt: Sau khi ăn măng cụt, có thể uống thêm chút sữa, như thế sẽ giúp da trắng đẹp, bớt thô nhám, ngoài ra còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và giúp phân giải chất béo (phòng ngừa máu nhiễm mỡ, béo phì). Lưu ý: không nên dùng quá nhiều sữa và mỗi tuần chỉ dùng 2 lần trở lại.
- Nước dừa: Nước dừa cũng hợp với sữa. Sau khi uống một ít nước dừa, có thể uống thêm một ít sữa, như thế sẽ tốt cho sức khỏe phụ nữ.
Hiện nay, trên thị trường trà dược nhãn hiệu Bông Sen Vàng đã có bán nhiều loại trà dạng túi lọc nên rất dễ dùng, giá cả phù hợp, mẫu mã rất đa dạng, hương vị độc đáo, 100% nguyên liệu tự nhiên giúp phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể, chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật và hóa thấp. Đặc biệt trà thảo dược Bông Sen Vàng có lợi ích trong các trường hợp vàng da, tiểu vàng, tiêu hóa chậm, táo bón do ăn uống thiếu khoa học – ăn thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia và hút thuốc. Sản phẩm trà dược của Công ty Bông Sen Vàng được người tiêu dùng rất yêu thích và lựa chọn.
Để thưởng thức những tách trà thảo dược thơm ngon, đảm bảo chất lượng, khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau:
Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG
Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam
Điện thoại: 0868.405.111
Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: (024) 66.557.666
Website: bongsenvang.com.vn
Fanpage: facebook.com/traduocbongsenvang