fbpx

Dùng rau ngót ngâm chân khi bị tăng huyết áp đột ngột

Tăng huyết áp đột ngột có thể gây ra các biến cố như vỡ mạch máu, xuất huyết não, hôn mê… và thậm chí là tử vong. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp luôn phải giữ tâm trạng ổn định, chế độ ăn phù hợp, uống thuốc đúng giờ vì đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp.

Các trường hợp nhập viện do tăng huyết áp đột ngột đa phần đều đã ở thời điểm nặng (xuất hiện các tổn hại cơ quan như méo miệng, liệt nửa người, mắt nhìn mờ, ho ra máu…). Vì vậy, đã có nhiều trường hợp không thể phục hồi cơ quan lại được (dù huyết áp đã trở về bình thường). Do đó, các bệnh nhân cao huyết áp nên chú ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là nhận biết các dấu hiệu huyết áp tăng cao như: chóng mặt, nhức đầu, đau cứng cổ, đau phần gáy cổ, buồn nôn, bứt rứt… Lúc này, các bệnh nhân phải nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, thoáng khí và tiến hành đo huyết áp để kiểm tra (khuyến khích nên mua máy đo huyết áp tại nhà vì giá cả hiện nay cũng không quá cao).

Với trường hợp huyết áp tâm thu cao hơn 160 mmHg (hoặc sau một lúc nghỉ ngơi, huyết áp tâm thu vẫn không giảm) thì cần dùng thuốc mà bác sĩ đã kê toa (nếu sau khi uống thuốc, huyết áp vẫn còn cao thì cần đến bệnh viện ngay).

Cách dùng rau ngót khi bị tăng huyết áp đột ngột (dạng nhẹ)

Bài thuốc dùng rau ngót chỉ dùng cho người bị tăng huyết áp đột ngột dạng nhẹ với các biểu hiện như mệt, choáng, nhức đầu…

Bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần nhà có rau ngót là được. Cách dùng như sau:

  • Bước 1: Lấy khoảng 50 – 100 g cây rau ngót tươi (dùng cả thân, trái và lá), chặt thành từng khúc ngắn (từ 4 đến 5 cm) rồi đem rửa sạch, sau đó cho vào nồi, đổ nước vừa ngập, cho thêm 3 muỗng muối (muỗng nhỏ) và nấu.
  • Bước 2: Khi thấy nước vừa sôi, nhắc xuống, pha thêm chút nước lạnh cho nước còn âm ấm thì để chân vào ngâm. Thường thì vừa ngâm vừa thư giãn trong 20 phút là nước nguội, lúc này chỉ cần lau chân cho khô là được.

Với những người bị cao huyết áp thì mỗi ngày, nên ngâm chân 3 lần vào buổi sáng, trưa và chiều cho đến khi khoẻ hẳn.

Lưu ý

  • Ngâm chân trong nước ấm (không quá nguội cũng không quá nóng).
  • Nếu ngâm chưa được 10 phút mà nước đã nguội (do thời tiết hoặc các lý do khác) thì cho thêm chút nước nóng vào và tiếp tục để chân vào ngâm cho được 20 phút.
  • Khi chọn rau ngót để ngâm, nên lấy phần thân, trái và lá già vì những phần đó chứa nhiều chất thuốc hơn (theo kinh nghiệm dân gian).
  • Những người bị tiểu đường có kèm bệnh ngoài da ở chân thì không nên ngâm chân.
  • Trong lúc ngâm chân, nếu thấy có dấu hiệu bất thường (như đổ mồ hôi hoặc dấu hiệu bệnh nặng hơn) thì cần ngưng ngay và đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày, người bị tăng huyết áp không nên nêm nếm quá mặn (nhiều muối) vì như vậy sẽ làm huyết áp tăng cao hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *