Site icon Công ty cổ phần dược liệu Bông Sen Vàng

Những thảo dược trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh rất phổ biến hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thừa cân béo phì, đái tháo đường, tiền sử gia đình, thói quen xấu: Uống rượu, hút thuốc, lười vận động… Bên cạnh đó, thời tiết lạnh vào mùa đông khiến cho mạch máu co lại và làm tăng nhịp tim cũng là một trong nhiều yếu tố dẫn đến tăng huyết áp (THA). Khi bị tăng huyết áp phải uống thuốc, người bệnh cần dùng thuốc đều đặn hàng ngày. Một số thảo dược dưới đây giúp giảm huyết áp. 

1.Cúc hoa vàng: 

Cúc hoa vàng có tác dụng điều trị tốt trên bệnh nhân tăng huyết áp. Tác dụng hạ áp có thể do ức chế phản xạ vận mạch nguồn gốc trung tâm và do ức chế adrenalinĐồng thời cúc hoa vàng còn có tác dụng làm tăng độ bền mao mạch. Liều dùng mỗi ngày 816g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác.

2. Đương quy:

 Rễ đương quy có tác dụng hạ huyết áp trên thực nghiệm và được dùng làm thuốc trị tăng huyết áp trong y học cổ truyền. Ngày dùng 10-20g, thường phối hợp với các vị khác, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc.

3. Đỗ trọng: 

Vỏ thân đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp do ảnh hưởng trên trung tâm vận mạch ở hành tủy và trên dây thần kinh phế vị, gây giãn mạch ngoại vi và lợi tiểu. Ngày dùng 12-20g sắc uống.

4. Hòe hoa: 

Cao chiết từ nụ hòe có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt trên thực nghiệm. Hòe được dùng chữa tăng huyết áp thể nhẹ và vừa; làm bền vững thành mạch. Ngày dùng 6-20g nụ hòe sao vàng, sắc uống hoặc hãm như hãm chè.

5. Dâu tằm: 

Bộ phận dùng là vỏ trong của rễ dâu (cạo bỏ vỏ ngoài) có tác dụng làm hạ huyết áp. Dâu tằm chứa hoạt chất moracenin, kích thích phó giao cảm, gây giãn mạch ngoại biên. Ngày dùng 4-12g vỏ trong rễ dâu, có khi đến 20 – 40g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

6. Giảo cổ lam 

Giảo cổ lam là một loại thảo dược vừa có tác dụng ổn định huyết áp vừa ngăn ngừa và cải thiện các yếu tố gây bệnh. Giảo cổ làm có tá dụng giảm đường huyết bằng cách kích thích tế bào beta đảo tuỵ tăng tiết insulin. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của tế bào đối với insulin và giảm tổng hợp glucose ở gan.

Exit mobile version