Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhằm vào các mô bình thường trên cơ thể. Ở một số người, bệnh có thể để lại di chứng tổn thương nhiều lên các bộ phận trên cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu
Thịt đỏ và sữa
Câu trả lời đầu tiên giải đáp thắc mắc viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì thì không thể không nhắc đến các nhóm thịt đỏ và sữa.
Chế độ dung nạp nhiều đạm có thể làm gia tăng nồng độ axit uric máu, kích thích vào quá trình phản ứng viêm và gây đau nhức ở khớp.Từ đó khiến khớp dễ bị sưng đỏ, tăng cảm giác đau nhức đến các vị trí gây viêm.
Ngoài ra, do trong thịt đỏ và sữa không chỉ chứa lượng đạm cao mà còn các chất béo bão hòa, giải phóng ra các prostaglandin hay cytokine. Điều này làm cho cholesterol xấu trong máu cao, gây nên tình trạng phản ứng viêm tại các khớp khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn.
Dầu ngô
Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh xa dầu ngô, cũng như các loại dầu có chiết xuất từ đậu nành, dầu hạt nho, dầu mè, dầu hướng dương,… vì những loại dầu thực vật này chứa nhiều omega-6. Chúng không có lợi cho tình trạng viêm đang gặp phải của người bệnh.
Về bản chất, omega–6 đúng thật là thành phần rất cần thiết cho sức khỏe cơ thể. Nhưng nếu vô tình bổ sung nhiều hơn so với tỷ lệ của omega-3, chúng sẽ gây ra những tổn thương mô và ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến tình trạng đau nhức của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp ngày trầm trọng hơn.
Lượng omega–6 khi dung nạp vào quá nhiều sẽ chiếm lấy hết các enzyme và dưỡng chất cần thiết. Đồng thời khiến omega–3 không thể phát huy hết vai trò của mình trong việc bảo vệ hệ thống tim mạch và chống lại các phản ứng gây viêm.
Thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn
Những loại thức ăn nhanh và các thức ăn được chế biến sẵn như khoai tây chiên, snack, gà rán, xúc xích, bánh mì, pizza,… có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là các loại chất béo bão hòa.
Khi nạp những loại thực phẩm đó vào, hệ tiêu hóa của bạn bắt buộc phải hoạt động để xử lý các thực phẩm này, đồng nghĩa việc carbs sẽ được giải phóng dưới dạng đường glucose, từ đó lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
Hầu hết các thức ăn được chế biến sẵn, đóng hộp đều chứa nhiều chất bảo quản cùng những thành phần không có lợi cho bệnh viêm khớp.
Hơn nữa, việc tiêu thụ cùng lúc nhiều nhóm thức ăn này còn làm tăng nguy cơ béo phì, thừa cân khiến quá trình lão hóa mô sụn diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Kết quả là triệu chứng viêm đau của người bệnh viêm khớp dạng thấp chuyển biến xấu đi, cảm giác đau đớn các khớp ngày một kéo dài, thậm chí tăng nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Muối
Muối có thể gây tích trữ nhiều nước trong cơ thể, từ đó gây sưng, phù nề nghiêm trọng, đồng thời làm gia tăng áp lực lên vị trí các khớp. Chưa kể hàm lượng muối cao trong máu còn làm giảm hấp thụ canxi – thành phần quan trọng, thiết yếu giúp đảm bảo hệ xương luôn được chắc khỏe.
Ngoài ra, sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều muối vào bữa ăn hàng ngày còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đột quỵ, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh viêm, sưng tiến triển ngày một nặng hơn.
Chính vì vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn những món ăn chứa muối, tốt nhất là nên duy trì chế độ ăn không quá 5g muối mỗi ngày (đối với người lớn) để cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp.
Đường
Việc tiêu thụ nhiều đường sẽ kích thích cơ thể người bệnh giải phóng cytokine, khởi động quá trình phản ứng viêm.
Không những thế, với chế độ ăn nhiều đường thường xuyên cũng khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao, gây nên nhiều rối loạn chuyển hóa, đồng thời làm tổn thương lên mạch máu và các dây thần kinh bao quanh ổ khớp.
Điều này giúp thúc đẩy cơ hội cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng.
Rượu bia
Rượu bia và các loại thức uống chứa cồn chúng chứa rất nhiều yếu tố gây hại cho tình trạng sức khỏe của người bị viêm khớp dạng thấp. Rượu bia có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, khiến suy nhược cơ thể và gia tăng khả năng mức độ tái phát các cơn đau nhức.
Trường hợp những người đang dùng thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và thường xuyên phải sử dụng thuốc chống viêm không steroid như lbuprofen, naproxen,… có thể gây tình trạng chảy máu và viêm loét dạ dày.
Mức độ nghiêm trọng sẽ tăng cao, gây nguy hại cho gan hơn khi người bệnh có sử dụng thuốc giảm đau (đặc biệt là paracetamol hay acetaminophen) kết hợp với việc uống rượu bia.
Chính vì vậy, danh sách những thực phẩm, đồ ăn cho người viêm khớp dạng thấp nên kiêng không thể thiếu rượu bia.
Thực phẩm chiên hoặc nướng
Những thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao, kết hợp với lượng dầu mỡ nhiều sẽ làm tăng sinh AGEs (Advanced glycation end products) có trong máu. Chất này có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bao gồm đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
Thực phẩm chứa gluten
Một số loại thực phẩm giàu tinh bột hay có chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, khoai, bột sắn, bánh mì,… chúng có thể khiến tình trạng viêm của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn những thực phẩm giàu gluten cụ thể là các loại thực phẩm giàu tinh bột nêu trên.
Trường hợp nếu người bệnh không thể hoàn toàn loại trừ những thực phẩm chứa gluten ra khỏi bữa ăn, họ có thể áp dụng việc cắt giảm số lượng xuống dần dần. Những thay đổi nhỏ này cũng góp phần hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau nhức trong bệnh viêm khớp dạng thấp.