Lá đinh lăng được xem là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh, không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn, ăn sống mà nhiều gia đình còn dùng để đun lấy nước uống thay cho nước trà.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, công dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe là không thể phủ nhận. Tuy nhiên không nên lạm dụng, chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ. Không dùng thường xuyên trong thời gian dài.
1. Thải độc cho người ốm dậy, phụ nữ sau sinh:
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
2. Ngăn ngừa dị ứng:
Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở “phích”). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
3. Chữa mất ngủ:
Chữa mất ngủ từ đinh lăng là một phương pháp được lưu truyền trong dân gian từ cả ngàn đời nay. Nếu bị chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu tập trung, hãy dùng 24g lá đinh lăng, 20g tang diệp, 20g lá vông, 12g tâm sen, 16g liên nhục. Sau đó đổ vào 400ml nước và sắc lấy 150ml. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn còn có thể sao vàng hạ thổ lá đinh lăng để làm gối, cách này sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu hơn và khi thức dậy tinh thần luôn sảng khoái.
4. Trị mụn:
Lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã thật nhuyễn, cho thêm vài hạt muối, sau đó đắp lên chỗ có mụn, chờ đến khi thấy lá khô lại thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối và kiên trì trong vòng 2 tháng, làn da của bạn sẽ được phục hồi đáng kể.