Giật méo miệng là một trong những triệu chứng của tai biến mạch máu não, tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khác cũng dẫn đến méo miệng như: chấn thương trung ương thần kinh, nhiễm trùng thần kinh, nhiễm phong hàn đột ngột, u não, rối loạn trương lực cơ…Đặc biệt, với trường hợp trúng gió méo miệng, dân gian có bài thuốc nam điều trị khá hiệu quả, áp dụng cho cả tình trạng méo miệng có kèm một bên mắt bị sụp mí xuống. Thuốc này, thường chỉ đắp 1 – 2 giờ là sẽ thấy hiệu quả, vì vậy, người dùng nên theo dõi liên tục tác dụng của thuốc.
Bài thuốc nam
Có 2 cách đều đã được sử dụng thực thế như sau:
Cách 1:
Hái lá cây khuynh diệp (tức lá bạch đàn xanh, lá tươi có tinh dầu rất nhiều và thơm), hái khoảng 2 nhánh rồi lặt lấy lá non và lá vừa vừa, cho vào cối, giã nát cùng một tí muối rồi lấy thuốc ấy đắp bên mặt không bị méo (đắp ở góc miệng và má). Sau đó cầm gương theo dõi, thấy hết méo miệng thì gỡ thuốc ra ngay.
Lấy hạt đu đủ (dùng hạt tươi), nếu nạn nhân là nam thì dùng 7 hạt, nếu là nữ thì dùng 9 hạt, giã nát với một ít muối rồi đắp vào góc miệng không bị méo. Sau khi đắp, ta cũng theo dõi như đã nói ở trên.
Thông tin thêm về chứng trúng gió méo miệng
Trúng gió méo miệng là tình trạng bất ngờ và ai cũng có thể mắc phải, nhất là ở những người hay chạy xe máy vào thời tiết lạnh. Cũng có người vừa bước ra khỏi nhà đã bị xây xẩm mặt mày và té ngã xuống, mặt bị méo một bên miệng. Dân gian hay gọi đó là “trúng gió méo miệng”, “trúng phong tà”…
Theo y học hiện đại thì trúng gió méo miệng là do nạn nhân bị lạnh đột ngột làm tổn thương dây thần kinh số 7, có thể điều trị từ vài ngày đến vài tuần. Thông thường, phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao là châm cứu kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt…
Cách phòng ngừa
- Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi trời lạnh (nên choàng khăn, mang vớ, mặc áo ấm để giữ ấm lỗ tai và các bộ phận dễ bị lạnh…).
- Tránh ngồi ngay luồng gió.
- Người huyết áp thấp, đường huyết thấp, người già yếu… cần thận trọng giữ ấm vào mùa lạnh.