Tên khoa học
Aganonerion polymorphum. Thuộc họ dừa cạn (Họ thiên lý)
Khu vực phân bố
Cây lá lồm (Lá giang) mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái…. Chưa thấy cây mọc dưới đồng bằng. Hiện nay lá lồm còn là một loại rau gia vị cho nhiều món ăn mang đậm ẩm thực miền Tây Bắc, chính vì vậy mà một số địa phương đã tiến hành trồng cây này làm thực phẩm.
Bộ phận dùng, chế biến, thu hái
Lá, dây là bộ phận được dùng làm thuốc. Lá được dùng làm rau. Cây được người dân thu hái quanh năm, kể cả mùa đông cây vẫn còn lá xanh mơm mởm. Là loài cây sống lâu năm, lá giang bám vào các tán cây rừng để sống, chắc hẳn vì sống trong môi trường tự nhiên nên chúng có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Ở mọi địa hình đồi núi, thời tiết cây lá lồm đều phát triển được bình thường.
Thành phần hóa học
Các nhà nghiên cứu tìm thấy trong lá nồm một lượng nhỏ chất axit tạo nên vị chua, ngoài ra còn có một lượng lớn saponin…
Tính vị
Lá có vị chua, tính mát. Vào kinh can, đại tràng.
Công dụng của cây lá giang, lá lồm: Theo kinh nghiệm dân gian lá lồm có một số công dụng sau:
- Điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu
- Điều trị bệnh đường ruột
- Điều trị phong thấp
- Giảm viêm tiết niệu, sỏi thận
Cách dùng, liều dùng
Có thể dùng lá lồm pha nước uống. Ngoài ra cách phổ biến là dùng lá nồm nấu với thịt bò hay thị trâu.
- Pha nước uống: Lấy 8g – 10g lá khô pha với 1,5 lít nước uống trong ngày.
- Nấu thịt: 1 nắm lá tươi, nấu với 500g thịt trâu hoặc thịt bò cắt miếng vuông, thêm chút muối, mắm. Hầm kỹ bằng nồi inox ta sẽ được một món ăn bổ dưỡng, ngon miệng lại rất tốt cho sức khỏe. (Không nên nấu quá nhiều lá lồm vì sẽ rất chua).
Lưu ý khi sử dụng
Lá nồm có lượng axit cao nên khi nấu không nên dùng nồi nhôm để đun nấu, bởi axit trong lá nồm khi tiết xúc với nhôm sẽ bị bào mòn ngấm vào thức ăn không tốt cho cơ thể. Vì vậy khi nấu lá lồm nên dùng nồi đất, inox hoặc đun sôi phải múc thức ăn ra ngay, không đun lâu, để lâu.