Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa thường xuyên gây ra tình trạng đau bụng dai dẳng, táo bón hoặc đầy hơi khiến thể trạng người bệnh luôn mệt mỏi, gầy yếu. Những loại lá cây vốn quen thuộc trong vườn nhà, cây mọc dại ven đường hay mọc trên rừng hoang đều có thể trở thành bài thuốc hữu dụng để chữa căn bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc từ những lá cây quen thuộc trong vườn
1. Lá trầu không: Cần chuẩn bị trước một nắm lá trầu không tươi, sau đó rửa sạch và vò nát. Đem lá đã vò nát hãm với nước sôi như thường hãm chè xanh. Chắt lấy phần nước để uống hằng ngày.
Lá ổi: Búp ổi non 30g, không bị sâu lá và 10g gạo lứt. Rửa sạch lá ổi để loại bỏ bụi bẩn cũng như tạp chất sau đó đem thái thành từng sợi nhỏ. Sao khô lá ổi đã thái sợi cùng với gạo lức trên chảo nóng. Sau khi sao xong, đổ tất cả nguyên liệu vào nồi với nửa lít nước sạch để đun cho đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 200ml thì dừng lại. Chắt riêng phần nước và chia ra làm 2 phần bằng nhau dùng để uống trong ngày vào lúc đói.
Lá nhọ nồi: Lá nhọ nồi 20g, củ bạch cập khô 20g, rễ cam thảo 15g và 4 quả táo tàu. Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị để sắc chung với 1 lít nước, sắc kỹ cho tới khi nước cạn chỉ còn bằng 1/3 lúc ban đầu thì tắt bếp. Chia lượng nước chắt được thành 2 phần và uống 2 lần trong ngày (sau bữa trưa và bữa tối 30 phút).
Lá bàng: Lấy 1 nắm lá bàng non rửa sạch rồi nấu cùng 2 lít nước. Sau khi nước sôi thì tắt bếp và lọc nước ra bình để uống nhiều lần trong ngày thay nước lọc.
Lá lược vàng: Lấy khoảng 3 lá lược vàng, rửa sạch rồi thái nhỏ cho vừa ăn. Trước mỗi bữa ăn thì nhai lá thật kỹ và nuốt nước, nếu có thể thì ăn luôn cả phần bã. Thực hiện ít nhất 2 tuần để thấy được hiệu quả.
Lá dạ cẩm: Phơi khô lá dạ cẩm và lấy khoảng 30g lá sắc cùng 1 lít nước trong 30 phút. Sau khi đun xong thì chắt lấy nước và chia làm 2 phần để uống trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Cách này sẽ giúp cho người bị đau dạ dày ăn ngon miệng hơn, giảm đầy hơi, khó tiêu và đau bụng.